Tính năng "bù ga" đỡ chết máy- nhàn chân trên đường

Thảo luận trong 'Sửa chữa - Bảo trì' bắt đầu bởi luckyautovn, 30/9/19.

  1. Tỉnh/Thành:

    Hà Nội
  2. Giá bán:

    0 VNĐ
  3. Thông tin:

    30/9/19, 0 Trả lời, 1,162 Đọc
CẢNH BÁO! Các bạn nên đến tận nơi xem xe (hàng hóa) và gặp mặt giao dịch trực tiếp. KHÔNG NÊN chuyển khoản khi chưa gặp mặt, tránh trường hợp lừa đảo và nhận hàng hóa không đúng sự thật.
  1. luckyautovn

    luckyautovn New Member

    Tính năng "bù ga" đỡ chết máy- nhàn chân trên đường

    Xoay quanh tính năng “bù ga” trên xe Ford Transit model 2007 hay như một vài báo chí nói tăng tốc đột ngột, Ô tô Việt Nam đã quyết định thử nghiệm độc lập trên một vài xe có tính năng trên để kiểm chứng
    “Bù ga” là một tính năng kỹ thuật cho ô tô…


    Thực tế, tùy theo thiết kế xe cho các mục đích sử dụng của mỗi nhà sản xuất, bù ga có thể sẽ khác nhau ở những dòng xe khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ tạo ra sự hỗ trợ cho hoạt động của xe hay những tiện ích cho người sử dụng.

    Nguyên lý của tính năng này có thể được hiểu như sau

    Khi bắt đầu vào số 1, nhả côn, thông thường chúng ta phải mớm một chút ga như đúng những gí đươc học côn ra ga vào . Nhưng nếu xe đã được lập trình “bù ga”, bộ điều khiển trung tâm ECU sẽ tự điều chỉnh vòng tua động cơ đến một giá trị nhất định(cao hơn vòng quay không tải động cơ một chút) đủ để xe có thể chuyển động từ từ trước khi lái xe đạp ga tạo đà để chuyển lên cấp số cao hơn. Cũng tương tự như vậy ở một cấp số tiếp theo , bộ điều khiển ECU sẽ dựa trên tốc độ xe, vòng tua động cơ và cấp số của xe để đưa ra mức điều chỉnh phù hợp. Và tất nhiên chế độ ổn định của xe cũng sẽ được duy trì ở mức vòng quay động cơ thấp nhất có thể. Theo nhà sản xuất chế độ không tải ổn định ở cấp số 1 là 1000 vòng/ phút và ở các cấp số sau là 1200 vòng/ phút. Với đồ thị mô phỏng quá trình hoạt động của tính năng này do Ford Việt Nam cung cấp thì tại vị trí số 1, nếu nhả côn ra, ECU sẽ điều chỉnh vòng tua động cơ lên khoảng 1200 vòng/phút trong rồi giảm về chế độ ổn định 1000 vòng/ phút. Còn chế độ không tải ổn định ở các cấp số sau, Ford tính toán và đưa ra con số ổn định là 1200 vòng/ phút.

    Làm chủ tính năng sau 5 phút…

    Nếu chúng ta chưa từng biết đến tính năng này hay chiếc xe có tính năng đó hay không, chắc hẳn sẽ thấy hơi lạ khi lần đầu tiên tiếp xúc Ford Transit “ bù ga”. Trên những chiếc xe số sàn mà chúng ta sử dụng. thông thường ở chế độ không tải 800 vòng/ phút mô- men xoắn cũng đủ để kéo xe đi một chút nếu tải nhẹ, hộp số ở cấp độ 1 và nhả côn một cách từ từ. Còn với Ford Transit “ bù ga”, vòng tua động cơ sẽ tăng nhẹ lên 1200 vòng/ phút rồi chuyển về 1000 vòng/ phút khiến tốc độ của xe có thể của xe có thể lên tới 10km/h và giảm nhẹ xuống 8km/h . Nếu thao tác lái xe thông thường khi vào số 1, nhả côn, chúng ta ga lên chút (1500- 1700 vòng/ phút) tạo đà trước khi vào số 2 và tiếp tục các cấp số như vậy thì chắc chắn chúng ta không thể phát hiện được chiếc xe này đang sử dụng tính năng “bù ga”

    Nếu bạn ít lái số sàn, chắc hẳn sẽ đôi chút luống cuống trong những tình huống xe chết máy khi “côn ra nhanh quá mà ga lại yếu” hay “phanh gấp mà quên không đỡ chân côn”… Còn với chiếc Ford bù ga chúng tôi thật sự thấy thú vị khi “nghịch” đủ kiểu mà xe vẫn không chịu chết máy khi di chuyển ở tốc độ 2- 8km/h trong một đường phố đông đúc, chúng tôi để ở số 1, nhả nhẹ chân côn cho xe di chuyển hay đạp nhẹ phanh, ngắt côn cho xe đi chậm lại nhìn chung là chỉ cần dùng chân côn và chân phanh nếu đi chậm chân phải hầu như không phải chuyển qua lại giữa ga và phanh. Ở vị trí số 2 xe có thể chạy đều ở tốc độ 14km/h, số 3 là 22km/h, số 4 là 32km/h và số 5 là 40km/h, tất cả các tốc độ vòng tua động cơ đều giữ ở mức 1200 vòng/ phút.

    Mỏi chân côn với những thói quen lười chuyển số…

    Với tính năng "bù ga" trên Ford Transit này nếu chúng ta thực hiện các thao tác theo thói quen “lười chuyển số” như xe số sàn thông thường, kết quả là chân trái sẽ đạp côn nhiều. Ví dụ khi chạy xe ở tốc độ 2-5 km/h, chúng ta phải về số 1, hay từ 8- 15km/h phải là số 2… Nhưng đôi khi có 1 số quan niệm sai lầm đó là số 1 đẻ dành tạo đà xuất phát chứ không dành để di chuyển xe, đó dù chạy chậm họ vẫn để số 2. Nếu thao tác như trên với Ford Transit "bù ga", lái xe sẽ phải đỡ chân côn liên tục khi đạp phanh giảm tốc và khi tăng tốc vẫn phải đỡ côn để xe đỡ rung giật, nhìn chung cả hai chân sẽ phải hoạt động nhiều hơn.. Đó cũng là một lý do khiến vài lái xe thắc mắc rằng họ cảm thấy phải làm nhiều thao tác hơn và mỏi chân côn hơn khi di chuyển xe trên phố.

    Tuy nhiên, khái niệm về “tính năng bù ga” là thuật ngữ chưa thông dụng trong chuyên ngành ôtô. Nếu bổ sung tính năng mới này, nhà sản xuất nên giải thích và khuyến cáo cho khách hàng về những ưu, nhược điểm của tính năng đó. Còn người sử dụng nên tìm hiểu xem tính năng “bù ga” có lợi và không có lợi trong những trường hợp vận hành nào.
    Nguồn: Luckyauto.vn
     

Chia sẻ trang này